Nguồn ảnh: https://prepdaily.org/
“Đừng vì sướng một phút mà hỏng cả đời”
PrEP ra đời đã tạo ra bước ngoặt lớn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, hiện nay, một số thành viên trong cộng đồng LGBT+ lại chủ quan quan hệ không bao với lý do bản thân đã “on PrEP” nên không có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Vậy điều này có đúng hay không? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!
PrEP là gì?
PrEP (viết tắt của từ tiếng Anh Pre-Exposure Prophylaxis), có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
PrEP có thể giúp bạn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên tới 90% nếu uống đều đặn mỗi ngày 1 viên. Hiện nay nó được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV và được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên sử dụng trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những nhóm có nguy cơ cao. Những người sử dụng thuốc PrEP hàng ngày đạt được tỷ lệ bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên tới 99%.
Nguồn ảnh: https://ksbtdanang.vn/
PrEP có ngăn ngừa các bệnh STDs khác không?
Câu trả lời là không. PrEP có hiệu quả rất tốt trong phòng ngừa HIV trước phơi nhiễm. Tuy nhiên, nó không có tác dụng trong việc phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, giang mai, viêm gan B, viêm gan C, Herpes sinh dục, ..v..v,. Khi quan hệ tình dục không bao, bạn vẫn có nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh này ngay cả khi đã sử dụng PrEP hàng ngày. Do đó, đừng bao giờ chủ quan khi quan hệ không bao!
Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các STDs?
Để giảm thiểu nguy cơ mắc các STDs, bạn nên:
- duy trì mối quan hệ chung thủy một bạn tình, tránh quan hệ bừa bãi, tập thể;
- luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không nên quan hệ khi không có bao cao su;
- kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của mình và kịp thời chữa trị nếu có.
Truy cập website: https://songhanhphuc.info/ để kết nối, chia sẻ và cập nhật các hoạt động của Phòng khám SHP.