Theo ước tính, thế vận hội Olympic 2020 có ít nhất 183 vận động viên đã công khai là người thuộc cộng đồng LGBTIQ+, nhiều gấp 3 lần Thế vận hội Rio 2016 và nhiều hơn tất cả các Thế vận hội những năm trước đó
Thế vận hội Tokyo 2020 đã kết thúc, tuy nhiên nó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ, đặc biệt là niềm tự hào dành cho cộng đồng LGBT+ trên toàn thế giới.
Theo báo cáo thống kê từ tạp chí Outsports Theo thống kê của tạp chí Outsports, ít nhất 183 vận động viên (VĐV) thuộc 27 quốc gia và thi đấu tại 30 bộ môn khác nhau tại Tokyo 2020 đã công khai thuộc cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới và phi nhị nguyên giới. Con số này nhiều hơn gấp ba lần số VĐV công khai giới tính tại Thế vận hội Rio 2016.
Số lượng vận động viên LGBT+ công khai ở Olympic Tokyo cũng nhiều hơn số vận động viên đã tham gia tất cả các Thế vận hội Olympic trước đó – Mùa hè và Mùa đông – cộng lại.
Olympic.ca, VĐV Markus Thormeyer
“Thi đấu tại Thế vận hội với tư cách là một vận động viên đồng tính công khai là điều vô cùng tuyệt vời,” vận động viên bơi lội người Canada Markus Thormeyer chia sẻ với báo chí.
“Tôi đã trút bỏ được gánh nặng và dành toàn tâm trí để thi đấu cùng với những người giỏi nhất tại Thế vận hội lần này. Việc công khai và được chấp nhận cho thấy cộng đồng LGBT+ đã có những bước phát triển tích cực trong việc hòa nhập vào thể thao. Tôi hy vọng rằng bằng cách thể hiện tốt nhất phần thi của mình, tôi có thể cho cộng đồng LGBT+ thấy rằng chúng ta không hoàn toàn đơn độc. Cho dù là người đồng tính, song tính hay chuyển giới, chúng ta sẽ đạt được bất cứ điều gì, chỉ cần có đam mê và nỗ lực hết sức.” – Elissa Alarie, cầu thủ bóng bầu dục đội tuyển Canada chia sẻ.
Lenouvelliste.ca, VĐV Elissa Alarie
Elissa Alarie đã liên hệ để công khai xu hướng tính dục trên báo chí và tiết lộ thêm 3 đồng đội khác cũng là người thuộc cộng đồng LGBT+.
“Lớn lên ở một thị trấn nhỏ Quebec ở Pháp, tôi chưa từng biết về một người LGBT+ hoặc VĐV nào công khai cho đến khi lớn lên.” – Alarie chia sẻ thêm. “Tôi hy vọng việc công khai và sự hiện diện của các VĐV thuộc cộng đồng LGBT+ sẽ mang lại cảm hứng cho những người trẻ tuổi và khuyến khích cộng đồng LGBT+ hòa nhập hơn tại các Thế vận hội sau này”.
Năm nay, ít nhất 30 quốc gia khác nhau trong ít nhất 34 môn thể thao đã có sự góp mặt của ít nhất một vận động viên công khai thuộc cộng đồng LGBT+, trong đó có cả một vận động viên chuyển giới đầu tiên. Số lượng VĐV nữ công khai nhiều gấp 9 lần số VĐV nam. Nhiều nhất là môn bóng đá nữ với hơn 40 cầu thủ.
Outsports
Đoàn thể thao Olympic Mỹ hiện có nhiều VĐV công khai nhất tại Thế vận hội 2020, với hơn 36 VĐV. Tiếp theo đó là đội tuyển Olympic Canada và Brazil với 18 VĐV, đội tuyển Olympic Hà Lan với 17 VĐV, đội tuyển Olympic Anh quốc với 16 VĐV, đội tuyển Olympic Australia với 13 VĐV, và đội tuyển Olympic New Zealand với 10 VĐV.
Trong số 183 VĐV công khai tại Thế vận hội lần này, tất cả đều đã trực tiếp thông báo trên báo chí và các kênh truyền hình hoặc trên tài khoản mạng xã hội cá nhân như Instagram, Facebook, Twitter. Mạng xã hội đã mang đến cho các VĐV một không gian mở, nơi họ có thể tự do chia sẻ về cuộc sống và công khai xu hướng tính dục với những người hâm mộ.
Hãy tham gia sinh hoạt định kỳ cùng chúng tôi để có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, nói lên tiếng nói của bạn và học hỏi từ cộng đồng LGBT. Đăng ký là thành viên tại trang web: https://songhanhphuc.info/ để tham gia và chia sẻ bạn nhé.