Phơi nhiễm với HIV là khi cơ thể tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc người không xác định được tình trạng nhiễm HIV.
– Phơi nhiễm trong môi trường nghề nghiệp: khi tác nghiệp thủ thuật y tế, làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm…
– Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp:
+ Do quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc bao rách, bị cưỡng dâm.
+ Dùng chung bơm kim tiêm với người nghiện chích ma túy.
+ Do đâm phải kim hoặc vật sắc nhọn ở nơi công cộng có dính máu nhìn thấy được.
+ Do người nghi nhiễm HIV cắn gây chảy máu.
Người bị phơi nhiễm cần làm gì?
– Xử lý vết thương tại chỗ: Rửa dưới vòi nước, không nặn bóp vết thương, rửa bằng xà phòng hoặc nước sạch.
– Nếu phơi nhiễm nghề nghiệp cần báo người phụ trách và lập biên bản.
– Tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế tin cậy để được sử dụng liệu trình dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) càng sớm càng tốt: tối ưu nhất trong 6 giờ và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm.
– Người bị phơi nhiễm điều trị dự phòng trong 28 ngày và xét nghiệm lại sau 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm.
Truy cập website: https://songhanhphuc.info/ để kết nối, chia sẻ và cập nhật các hoạt động của Phòng khám SHP.
Nguồn: Handbook Các bệnh thường gặp khi “cậu chủ nhỏ” biết yêu – Cẩm nang các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục do Phòng khám SHP – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội xuất bản vào tháng 4/2020.