• 1800 8888 70
  • VN
  • EN
logo-footer
  • Tin tức
    • Tin tức cộng đồng
    • Sự kiện cộng đồng
    • Lời tâm sự
    • Comeout
    • Phong cách sống
    • Nhân vật tích cực
  • Kiến thức
    • Tình dục an toàn
    • Sống tích cực
    • Giảm hại chất kích thích
    • Hỏi và đáp
  • Trắc nghiệm
    • Bạn có cần sử dụng PrEP hay không?
    • Bạn có triệu chứng của hội chứng nhiễm HIV cấp?
    • Tôi có cần hỗ trợ khi sử dụng chất kích thích không?
    • Tôi có cần hỗ trợ về tinh thần không?
Menu
  • Tin tức
    • Tin tức cộng đồng
    • Sự kiện cộng đồng
    • Lời tâm sự
    • Comeout
    • Phong cách sống
    • Nhân vật tích cực
  • Kiến thức
    • Tình dục an toàn
    • Sống tích cực
    • Giảm hại chất kích thích
    • Hỏi và đáp
  • Trắc nghiệm
    • Bạn có cần sử dụng PrEP hay không?
    • Bạn có triệu chứng của hội chứng nhiễm HIV cấp?
    • Tôi có cần hỗ trợ khi sử dụng chất kích thích không?
    • Tôi có cần hỗ trợ về tinh thần không?
  • Dịch vụ
    • Tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP, PEP)
    • Khám, xét nghiệm bệnh lây truyền đường tình dục
    • Tư vấn, can thiệp về lạm dụng chất
    • Tư vấn sức khỏe tâm thần
    • Tư vấn sức khỏe tình dục
  • Đặt lịch khám
  • Về chúng tôi
Menu
  • Dịch vụ
    • Tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP, PEP)
    • Khám, xét nghiệm bệnh lây truyền đường tình dục
    • Tư vấn, can thiệp về lạm dụng chất
    • Tư vấn sức khỏe tâm thần
    • Tư vấn sức khỏe tình dục
  • Đặt lịch khám
  • Về chúng tôi
  • Trang chủ
  • Cuộc sống cộng đồng
    • Tin tức cộng đồng
    • Sự kiện cộng đồng
    • Lời tâm sự
    • Comeout
    • Phong cách sống
    • Nhân vật tích cực
  • Kiến thức
    • Tình dục an toàn
    • Sống tích cực
    • Giảm hại chất kích thích
    • Hỏi và đáp
  • Trắc nghiệm
    • Bạn có cần sử dụng PrEP hay không?
    • Bạn có triệu chứng của hội chứng nhiễm HIV cấp?
    • Tôi có cần hỗ trợ khi sử dụng chất kích thích không?
    • Tôi có cần hỗ trợ về tinh thần không?
  • Dịch vụ
    • Tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP, PEP)
    • Khám, xét nghiệm các bệnh lây truyền đường QHTD
    • Tư vấn, can thiệp về lạm dụng chất
    • Tư vấn sức khỏe tâm thần
    • Tư vấn sức khỏe tình dục
  • Đặt lịch khám
  • Về chúng tôi
Menu
  • Trang chủ
  • Cuộc sống cộng đồng
    • Tin tức cộng đồng
    • Sự kiện cộng đồng
    • Lời tâm sự
    • Comeout
    • Phong cách sống
    • Nhân vật tích cực
  • Kiến thức
    • Tình dục an toàn
    • Sống tích cực
    • Giảm hại chất kích thích
    • Hỏi và đáp
  • Trắc nghiệm
    • Bạn có cần sử dụng PrEP hay không?
    • Bạn có triệu chứng của hội chứng nhiễm HIV cấp?
    • Tôi có cần hỗ trợ khi sử dụng chất kích thích không?
    • Tôi có cần hỗ trợ về tinh thần không?
  • Dịch vụ
    • Tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP, PEP)
    • Khám, xét nghiệm các bệnh lây truyền đường QHTD
    • Tư vấn, can thiệp về lạm dụng chất
    • Tư vấn sức khỏe tâm thần
    • Tư vấn sức khỏe tình dục
  • Đặt lịch khám
  • Về chúng tôi

Kiến thức

  • Giảm hại chất kích thích
  • Hỏi và đáp
  • Sống tích cực
  • Tình dục an toàn

Tính ưu việt của PrEP dạng tiêm so với PrEP dạng uống trong ngăn ngừa HIV – Nghiên cứu HPTN 084

  • 7 Tháng Một, 2021

CAB LA có hiệu quả cao trong dự phòng trước phơi nhiễm HIV ở phụ nữ ở châu Phi cận Sahara


Các nhà nghiên cứu từ Mạng lưới Thử nghiệm Dự phòng HIV (HPTN) đã công bố dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng HPTN 084 chỉ ra rằng phác đồ dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) sử dụng thuốc tiêm cabotegravir (CAB LA) tác dụng kéo dài 8 tuần một lần là an toàn và ưu việt hơn so với thuốc uống hàng ngày emtricitabine/ tenofovir (FTC/ TDF) để dự phòng HIV ở phụ nữ châu Phi cận Sahara.

HPTN 084 đã tuyển 3.223 phụ nữ tại các điểm nghiên cứu ở Botswana, Eswatini, Kenya, Malawi, Nam Phi, Uganda và Zimbabwe. Tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 26 tuổi và 57% số người tham gia thuộc nhóm tuổi 18-25. 82% phụ nữ  tham gia nghiên cứu không sống chung với bạn tình, 55% số đối tượng nghiên cứu có hai bạn tình trở lên trong tháng qua và 34% số đối tượng nghiên cứu có bạn tình chính nhiễm HIV hoặc không rõ tình trạng HIV. Tổng cộng có 38 trường hợp nhiễm HIV trong quá trình nghiên cứu, trong đó có 4 trường hợp nhiễm ở nhóm sử dụng CAB LA (tỷ lệ mắc 0,21%) và 34 trường hợp nhiễm ở nhóm sử dụng FTC/TDF (tỷ lệ mắc 1,79%). Tỷ số nguy cơ (HR) trong nhóm CAB LA so với FTC/TDF là 0,11 (CI 95% 0,04-0,32). Số ca mới nhiễm HIV ở nhóm FTC/TDF cao gấp khoảng 9 lần so với nhóm sử dụng CAB LA. Các kết quả này đáp ứng các tiêu chí thống kê về tính vượt trội của CAB LA so với FTC/TDF trong quần thể nghiên cứu của HPTN 084. Mức độ tuân thủ FTC/TDF cao hơn mong đợi trong suốt nghiên cứu và tỷ lệ mới mắc nhìn chung thấp ở cả hai nhóm của nghiên cứu đã chứng tỏ rõ ràng cả hai loại thuốc đều có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Tiến sĩ Sinead Delany-Moretlwe, chủ nhiệm của nghiên cứu HPTN 084, giám đốc nghiên cứu tại Viện Sức khỏe sinh sản và HIV của Wits, giáo sư nghiên cứu tại Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi cho biết: việc tuân thủ uống thuốc dự phòng phơi nhiễm hàng ngày thật sự là một thách thức đối người sử dụng, vì vậy một sản phẩm tiêm tác dụng kéo dài và hiệu quả như CAB LA là một lựa chọn thay thế rất hữu ích cho họ.

“Kết quả từ HPTN 084 cùng với kết quả HPTN 083 được công bố đầu năm nay cho thấy chúng ta đã tiến xa như thế nào trong cuộc chiến chống lại HIV. Một sản phẩm hiệu quả cao và không cần uống hàng ngày như CAB LA có thể là một yếu tố quan trọng trong việc chấm dứt dịch HIV trên toàn cầu.” TS. Myron Cohen, đồng nghiên cứu viên chính của HPTN, giám đốc của Viện Sức khỏe Toàn cầu Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill chia sẻ.

Hãy tham gia sinh hoạt định kỳ cùng chúng tôi để có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, nói lên tiếng nói của bạn và học hỏi từ cộng đồng LGBT. Đăng ký là thành viên tại trang web: http://songhanhphuc.info/ để tham gia và chia sẻ bạn nhé.

Nguồn tham khảo: https://www.hptn.org/news-and-events/press-releases/hptn-084-study-demonstrates-superiority-of-cab-la-to-oral-ftctdf-for

Social Sharing:

Facebook Pinterest Twitter Vimeo

Vắc xin HPV có cần thiết cho MSM?

Vắc xin HPV không phân biệt giới tính Nguồn ảnh bìa: https://www.poz.com/article/true-adult-men-get-human-papillomavirus-vaccine HPV (Human Papillomavirus - virus gây u nhú...

Sự vượt trội của Cabotegravir - PrEP dạng tiêm...

Cabotegravir – cánh cửa mới cho nam đồng giới và nữ chuyển giới trong dự phòng HIV Ngày hôm nay...
1 2 3 … 12 »

Giới thiệu

Phòng khám SHP có Bác sĩ chuyên khoa Da liễu cón nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục của nam giới. Cùng với đội ngũ giáo dục viên sức khỏe nhiệt tình và chu đáo. Cam kết hỗ trợ khách hàng về các dịch vụ tốt nhất.

Về chúng tôi

Tin nổi bật

Vắc xin HPV có cần thiết cho MSM?

Sự vượt trội của Cabotegravir - PrEP dạng tiêm trong...

Nguy cơ lây nhiễm HIV & các bệnh tình dục...

Đặt lịch khám online

Phòng khám SHP – Bệnh viện Đại học y Hà Nội là đơn vị y tế chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và điều trị các bệnh liên quan đến sức khỏe tình dục, sử dụng chất, sức khỏe tâm thần và HIV/AIDS.

PHÒNG KHÁM SHP

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Cơ sở 1: Tầng 1, Nhà A5, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số 1, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội (cạnh ngã tư Tôn Thất Tùng - Tam Khương)
  • Cơ sở 2: Phòng Tiêm chủng Đại học Y Hà Nội, 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội
  • 1800 8888 70
  • fb.com/shpclinic
  • songhanhphuc.info

Dịch vụ sức khỏe

Tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS

Dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP, PEP)

Khám, xét nghiệm bệnh lây truyền đường tình dục

Tư vấn, can thiệp về lạm dụng chất

Tư vấn sức khỏe tâm thần

Tư vấn sức khỏe tình dục

© 2020 SHP. All Rights Reserved

Facebook Twitter Youtube